Kết quả tìm kiếm cho "Làng nghề trồng hoa kiểng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 230
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam, sáng 21/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Mùa bông ô môi nở rộ trên vùng biên giới huyện An Phú mang đến cảnh sắc thơ mộng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người. Dọc theo mương Tám Xóm ở ấp Phú Trung (xã Phú Hội), hàng cây ô môi trổ bông rực rỡ, tạo nên một khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên sống động. Những cánh hoa màu hồng phai rơi nhẹ theo gió, phủ kín mặt đất, vẽ nên khung cảnh nên thơ và hoài niệm.
Ở An Giang, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là trung tâm tín ngưỡng lớn nhất miền Tây, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm. Trong khi đó, đình thần Vĩnh Thạnh Trung, là nơi bảo tồn những giá trị truyền thống của đình làng Nam Bộ. Phía sau sự trang nghiêm ấy là những người cống hiến thầm lặng, dành cả đời để gìn giữ không gian tín ngưỡng linh thiêng.
Ở tuổi 100, cụ Ma Riêm (phụ nữ dân tộc thiểu số Chăm, sống tại ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu) vẫn giữ được sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn. Cuộc đời cụ là tấm gương sáng về một lối sống giản dị, thanh thản, nhưng tràn đầy ý nghĩa. Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh của cụ không đến từ những phương pháp phức tạp, mà chính từ sự hài hòa giữa chế độ ăn uống, vận động tự nhiên và tinh thần lạc quan.
Trước đây, nông dân sau khi thu hoạch lúa thường đốt rơm ngay tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nông dân tận dụng nguồn phế phẩm này để trồng nấm, làm phân bón cùng nhiều hoạt động phục vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (TX. Tịnh Biên) có nhiều ngôi chùa hình thành khoảng 100 năm. Mỗi ngôi chùa đều gắn với từng câu chuyện kỳ bí về thời khai sơn của cư dân châu thổ Cửu Long. Ngày nay, nơi đây là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút hàng ngàn lữ khách đến tham quan, cúng viếng.
Sáng tinh mơ, rảo một vòng bên cồn, mới thấy hết không khí làm ăn tất bật của nông dân. Quanh năm, họ cần mẫn chăm chút từng luống hoa, đám rẫy để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
Cuộc sống hiện đại, Tết giản lược vài nghi lễ không còn phù hợp, lãng phí… Còn lại, ai ai cũng giữ nguyên phong vị riêng có, giá trị tốt đẹp từ xưa để gắn kết và giáo dục cho các thế hệ, làm nên bức tranh văn hóa đặc sắc, sống động.
“Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; giữ gìn nét văn hóa đặc trưng ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, tiến tới mục tiêu nông thôn văn minh” - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa Hưng Dương Anh Dũng nhấn mạnh.
Xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) nằm giữa 2 nhánh sông Hậu, 4 mùa hiền hòa, thoáng mát. Nhiều năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới và ý chí vươn lên của những người con trên quê Bác Tôn đã góp phần khởi sắc diện mạo nông thôn. Đặc biệt, những tiềm năng sẵn có của làng quê yên bình đã được khai thác phát triển du lịch, thu hút du khách gần xa.
Ngày Tết, nếu như miền Bắc trưng hoa đào, thì miền Nam nhất định phải có hoa mai. Màu vàng rực rỡ của hoa mai là màu hoàng kim, màu của sự sang trọng, tốt đẹp… làm tươi vui cả trời Xuân, đem lại những điều may mắn.
Thời gian qua, du lịch (DL) đường sông rộ lên như một xu thế DL thu hút đông du khách. An Giang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển DL đường sông, cùng với nhiều di sản văn hóa ven sông, nên có lợi thế để tạo ra những sản phẩm khác biệt.